Lớp chồi (4-5 tuổi)
1. Phát triển thể chất | |
» Dinh dưỡng
|
|
- Nhận biết, sắp xếp thực phẩm theo 4 nhóm thực phẩm. Chọn được một số thực phẩm cho bữa ăn chính trong ngày đủ 4 nhóm.
- Làm quen với một số thao tác đơn giản trong chế biến một số món ăn, thức uống. - Hiểu được ích lợi của việc ăn uống lành mạnh, đủ lượng đủ chất. - Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống và bệnh tật (tiêu chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì và một số kiến thức phòng tránh cơ bản). - Biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau => Phân biệt được những thức ăn không có lợi cho sức khỏe. |
|
» Kỹ năng tự lực - Chăm sóc sức khỏe
|
|
* Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt: - Tự xếp nệm, mền, gối sau khi ngủ dậy. - Hiểu được ích lợi của việc mặc trang phục phù hợp với thời tiết. |
|
» Phát triển vận động
|
|
* Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp. - Vận động theo nhạc (Aerobic) |
|
2. Phát triển nhận thức
|
|
- Hiểu được điểm giống và khác nhau giữa các địa điểm, đồ vật, vật liệu và sinh vật. - Trẻ nói về đặc điểm của môi trường đang sinh sống và phát triển của cây cối, con vật. - Phân loại cây cối, thực phẩm, lương thực và con vật. - Phối hợp các giác quan để quan sát, khám phá về sự vật xung quanh. - Trẻ nói được một số đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm. - Dự đoán được một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra. - Làm một số thử nghiệm khoa học: tan - không tan; nặng- nhẹ của nước;.... |
|
|
|
|
|
» Khám phá xã hội
|
|
* Bản thân, gia đình, trường mầm non, cộng đồng: - Nói được họ và tên, ngày sinh, giới tính, đặc điiểm bên ngoài, sở thích của bản thân những người gần gũi và vị trí của trẻ trong gia đình. |
|
|
|
» Lắng nghe và hiểu biết
|
|
- Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói và trao đổi với người đối thoại. Mạnh dạn,chủ động, tích cực giao tiếp bằng lời nói.
- Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của các bài hát, bài thơ,đồng dao, ca dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi. - Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng các cách khác nhau (lời nói, hành động, nét mặt, điệu bộ,...) - Lắng nghe và nhận xét ý kiến của người đối thoại. |
|
» Nói chuyện
|
|
- Dùng được câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định, câu mệnh lệnh,... - Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày như mời cô, mời bạn, cám ơn, xin lỗi, biết tự điều chỉnh giọng nói phù hợp với hoàn cảnh. - Điều chỉnh giọng nói phù hợp với ngữ cảnh. - Thể hiện sự hiểu biết về những gì đã học bằng cách kể lại. - Hiểu được một số từ nghĩa bóng. - Sử dụng đúng thời quá khứ, hiện tại, tương lai khi kể về sự việc. - Có thể phát triển câu chuyện bằng cách kết nối các ý tưởng và các sự kiện lại với nhau. - Không nói leo, ngắt lời người khác khi trò chuyện. |
|
» Làm quen với đọc viết
|
|
- Biết gọi tên một số đồ vật, rau, củ, quả, con vất bằng tiếng Anh. - Nói được một số câu đàm thoại đơn giản. - Nhận dạng các chữ cái |
|
4. Phát triển tình cảm và kỹ năng QHXH | |
» Phát triển tình cảm, cảm xúc thẩm mỹ
|
|
* Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh: - Quan tâm đồng cảm với mọi người qua việc làm, thái độ: yêu mến, giúp đỡ. - Thể hiện thái độ, tình cảm khi nghe bản nhạc, bài hát,... và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật...(Bộc lộ cảm xúc phong phú: Vui sướng vỗ tay, nói lên cảm nhận phù hợp với tác phẩm âm nhạc, tạo hình) - Cảm nhận trạng thái cảm xúc của ngừơi khác, biết thể hiện tình cảm bằng lời nói, hành vi một cách phù hợp. - Thể hiện ý tưởng suy nghĩ và cảm xúc qua các thiết kế, nghệ thuật, âm nhạc, nhảy múa, đóng kịch và kể chuyện. * Một số kỹ năng trong hoạt động Âm nhạc và hoạt động Tạo hình (vẽ, nặn, cắt, xé, dán, tạo hình). - Nghe và nhận ra sắc thái (vui buồn, tình cảm tha thiết) của các bài hát, bản nhạc. - Hát tự nhiên đúng theo giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát như vỗ tay theo phách - nhịp minh họa. - Vận động nhịp nhàng theo giai điêu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát, bản nhạc. - Lựa chọn, phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm, sử dụng các kỹ năng vẽ, nặn. - Phối hợp các kỹ năng vẽ, nặn, cắt, xé, dán, xếp hình để tạo ra các sản phẩm có màu sắc. - Nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dạng, đường nét và bố cục. -Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (Âm nhạc, tạo hình) - Tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động theo các bài hát, bản nhạc yêu thích. - Sử dụng thành thạo các nguyên vật liệu, dụng cụ để tạo ra sản phẩm tạo: Vẽ, nặn, cắt, xé, dán, xếp hình đa dạng có bố cục, kích thước, hình khối, màu sắc cân đối, hài hòa theo ý thích của bé. |
|
» Phát triển kỹ năng xã hội
|
|
* Xây dựng sự tự tin:
- Học cách chơi chung, vui vẻ và tự tin nhận thực hiện công việc được giao đến cùng. - Phối hợp với bạn khi chơi, hoạt động, hợp tác với bạn để cùng thực hiện hoạt đông. Biết tôn trọng, hợp tác, chấp nhận. - Chủ động và độc lập trong một số hoạt động. - Làm việc độc lập theo nhóm, lớp. - Mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt động mới và bày tỏ ý kiến. - Tự tin nói ý kiến hay sự lựa chọn của mình với cô, bạn. - Thích thú, tích cực tham gia đón mừng lễ hội, sự kiện. *Kỹ năng tự bảo vệ: - Có kỹ năng sử dụng điện thoại để giao tiếp với cha mẹ, người thân. Biết gọi điện thoại khẩn cấp: 114, 115,... - Ứng xử khi đi học.
- Biết tự ứng xử khi bị cúp điện - Biết đề phòng người lạ, ý thức tự bảo vệ mình. - Tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp. - Tự tin yêu cầu người lớn giúp đỡ * Tạo mối quan hệ: - Chơi theo nhóm, xây dựng và phát triển ý tưởng về các trò chơi. - cách chia sẻ nhu cầu và cảm xúc của bạn, thể hiện thái độ thân thiện, tạo mối quan hệ tốt với các bạn và người thân. - Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói và cử chỉ đẹp (biết cám ơn, xin lỗi), lịch sự. - Biết quan tâm giúp đỡ bạn và người thân. |
|
» Xây dựng ý thức và kiểm soát hành vi
|
|
- Hiểu và tuân thủ một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng (để đồ dùng đúng nơi, đúng chỗ, trật tự khi ăn, khi ngủ, đi bên phải lề đường)....
- Ý thức về vị trí và trách nhiệm của bản thân trong gia đình và lớp học. Thự hiện công việc được giao (trực nhật, xếp dọn đồ chơi) - Có một số kỹ năng sống: Lắng nghe ý kiến của người khác, biết chia sẻ, biết chờ tới lượt, hợp tác với bạn để thực hiện hoạt động.... - Phân biệt được hành vi "đúng" - "sai", "tốt" - "xấu" trong khi chơi giao tiếp với bạn, người lớn. - Nhận biết hậu quả của các hành vi và hiệu được những hành vi nào không được chấp nhận. - Điều chỉnh với hành vi phù hợp với tình huống khác nhau và thay đổi thói quen hằng ngày khi cần thiết. - Biết tôn trọng người khác và biết chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình. - Có thói quen chào hỏi, cám ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn. - Quan tâm đến môi trường: tiết kiệm điện, nước, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ và chăm sóc cây cối. - Có ý thức và hành động trong việc bảo vệ môi trường sạch đẹp, cất dọn đồ chơi sau khi chơi, vứt rác đúng nơi quy định, chăm sóc cây cối và vật nuôi. - Văn hóa trong ăn uống (mời trước khi ăn, ăn uống gọn gàng, cất dọn chén đãi sau khi ăn xong...)
- Biết yêu thương và chia sẻ, giúp đỡ người khác.
- Biết giữ lời hứa.
|
Nội dung